10 cách dạy con của người Nhật mà các bậc phụ huynh có thể học hỏi
1. Dạy bé kỷ luật
Tính kỷ luật là điều rất cần thiết đối với các bé ngay từ khi còn nhỏ. Ở Nhật, khi bé những đứa trẻ đã được dạy cách xếp hàng khi đi qua đường, mua hàng, chờ đến lượt và tự giác ăn uống đúng giờ không để bố mẹ nhắc nhở. Kỷ luật ở Nhật không được rèn luyện bằng đòn roi sự nghiêm khắc hay những lời la hét của bố mẹ, mà bằng sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng từng chút một của bố mẹ.
Muốn dạy bé tính kỷ luật tốt, trước hết bố mẹ phải làm mẫu cho các bé noi theo và và lặp đi lặp lại mỗi ngày. Việc lặp đi lặp lại những hành động kỷ luật sẽ giúp bé hình thành nề nếp kỷ luật tốt. Một cách dạy con ngoan của người Nhật nữa là luôn cho trẻ hiểu là bố mẹ đang phạt về hành động sai chứ không phạt con. Việc trừng phạt con mà không giải thích cho bé hiểu rõ về lỗi sai của mình có thể gây ra tâm lý tiêu cực cho trẻ.
Khi con họ mắc sai lầm ở nơi công cộng, người Nhật sẽ không la mắng con trước mặt mọi người. Trái lại, họ sẽ tìm nơi kín đáo và giải thích cho con rằng con đã làm sai điều gì. Việc này sẽ giúp bé hiểu rõ vấn đề là mình làm sai ở đâu, bé sẽ nhận được sự tôn trọng và còn bảo vệ cả bố mẹ lẫn con cái. Từ đó, các bé dần dần sẽ đi vào nề nếp, kỷ luật.
2Dạy bé công bằng và tôn trọng tất cả mọi người
Trẻ em ở Nhật sẽ luôn được tôn trọng, bình đẳng và công bằng dù bạn là giàu hay nghèo, khi đã học chung trường đều được thầy cô đối xử bình đẳng với nhau. Ở những năm đầu đời, các bé sẽ được dạy về các giá trị sống chung trong một xã hội. Bên cạnh đó, trẻ em luôn được dạy phải đối xử công bằng với tất cả bạn bè và tôn trọng người lớn tuổi. Văn hóa cúi chào 90 độ luôn là một nét đẹp được người Nhật rèn luyện cho con từ khi còn bé.
Ở Nhật còn có nét văn hóa và xu hướng thời trang rất khác lạ so với phần còn lại của thế giới. Vì họ dạy con phải tôn trọng sở thích và quyền riêng tư của người khác. Bố mẹ Nhật dạy con phải biết tôn trọng những ngành nghề được xem là thấp kém nhất như người vệ sinh đường phố, thợ điện, lao công,... Mọi người đều phải đối xử như nhau và tất cả công việc nào cũng đáng trân trọng.
3Luôn làm gương và quan tâm đến môi trường nuôi dạy con
Người Nhật luôn làm gương để con mình noi theo vì họ cho rằng mình là phản chiếu của đứa con và luôn cố gắng sống đúng kỷ luật, nề nếp. Vì thực tế họ cũng lớn lên như một đứa trẻ đã được nuôi dạy bằng tình yêu thương gia đình, sự tôn trọng và bình đẳng. Bạn sẽ rất khó thấy các bố mẹ Nhật dạy con điều hay lẽ phải nhưng bản thân mình lại hành động ngược lại.
Họ còn rất quan tâm đến môi trường xung quanh của con mình. Bố mẹ Nhật quan niệm rằng, nếu một môi trường đầy những tệ nạn xấu của xã hội thì con họ sẽ không phát triển tốt. Ngoài ra, môi trường bên ngoài chỉ là một phần, không khí gia đình cũng là một yếu tố rất quan trọng.
Các thành viên luôn gắn kết với nhau là cách dạy con của người Nhật mình từ bé. Nếu như gia đình họ có xung đột hay những mẫu thuẫn nào, họ cũng đều giải quyết trong êm đềm, không để các bé chứng kiến.
4Tạo cơ hội cho các bé tham gia các hoạt động tập thể
Không chỉ tập trung vào việc dạy kỷ luật, nề nếp cho các bé, bố mẹ Nhật cũng chú trọng vào việc tạo cơ hội cho các bé tham gia các hoạt động tập thể giúp bé rèn luyện thể chất và được vui chơi, giải trí với các bạn bè. Đối với trẻ lên 2, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khoảng cách tập luyện thành những đoạn ngắn 10m, 20m mỗi ngày.
Bên cạnh đó, họ còn dẫn con đến những công viên tham gia các hoạt động tập thể ở đấy hay nhà trường sẽ tổ chức hoạt động tập thể cho các bé vì các hoạt động này sẽ hỗ trợ con phát triển sức khỏe, mạnh dạng giao lưu bạn bè và giúp bé phát triển các kỹ năng mềm cần thiết. Người Nhật luôn muốn con mình phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và giao tiếp.
5Luôn khuyến khích trẻ bộc lộ năng lực bản thân
Cha mẹ ở Nhật luôn tạo cơ hội cho bé học những môn học mà bé yêu thích. Trẻ được cha mẹ cho tham gia buổi học ngoại khóa, cắm trại với bạn bè ở trường do nhà trường tổ chức giúp các em được rèn luyện sự tự tin, lòng dũng cảm ngay từ lúc còn nhỏ. Trong những giờ học ngoại khóa như vậy, trẻ tỏ ra rất hứng thú và điều đó đã để lại trong các em những ấn tượng vô cùng sâu sắc.
Hơn thế nữa, trẻ em luôn được bố mẹ quan tâm về việc học ở trường và các bé được tự do nói lên suy nghĩ của riêng mình. Các bé còn được bố mẹ cho học làm bánh, tham gia những lễ hội được tổ chức qua đêm, những buổi biểu diễn cộng đồng, các buổi triển lãm,... để giúp các bé phát triển những kỹ năng sống và bộ lộ năng lực bản thân.
6Rèn luyện cho bé tính tự giác từ khi còn nhỏ
Thói quen rèn luyện tính tự giác cho bé khi còn nhỏ là việc rất quan trọng với trẻ em ở Nhật. Khi mới 2 - 3 tuổi, các bé đã được bố me dạy tự múc cơm ăn, cách cầm đũa, tự vệ sinh cá nhân và ngồi nghiêm chỉnh khi vào bàn ăn.
Những trẻ em ở Nhật luôn ý thức rằng việc mình cần phải làm là gì, con không cần phải đợi bố mẹ đến chỉ dạy hay người khác phải nhắc nhờ. Vì thế, chính đặc điểm này đã làm nổi bật cách dạy con của bố mẹ Nhật.
7Không chỉ trích lỗi lầm của trẻ
Cũng giống như việc dạy bé tính kỷ luật, bố mẹ sẽ không phạt trẻ mà chỉ phạt hành động của trẻ đã làm sai và cũng không chỉ trích những lỗi lầm của con. Chỉ trích những lỗi lầm của con là vấn đề thường thấy ở các gia đình hiện nay. Nhưng các mẹ Nhật lại quan niệm rằng ai cũng có sai lầm và việc chỉ trích những lỗi lầm của người khác không giúp họ tốt hơn và đương nhiên việc chỉ trích đó càng không xảy ra với con cái của họ.
Ở Nhật, các hình phạt nghiêm khắc như bằng đòn roi, chửi mắng sẽ không được thực hiện với các bậc phụ huynh. Thay vào đó là những lời dạy dỗ, chỉ bảo con rằng hành động đó là sai, nhắc nhớ bé lần sau không được tái phạm. Điều quan trọng là khi trẻ mắc sai lầm bố mẹ không nên la mắng bé và dạy bé cách sửa cái sai đó.
8Dạy con cách nghiên cứu, tìm tòi
Dạy con cách nghiên cứu, tìm tòi là việc làm cần thiết rèn luyện tư duy của bé ngay khi còn nhỏ. Những việc gì do tự chúng ta tìm tòi và nghiên cứu thì sẽ nhớ dai và lâu hơn. Cũng giống như việc khi biết địa chỉ rồi nhưng được người khác đưa lên xe dẫn đi thì chúng ta cảm thấy rất khó nhớ đường. Nhưng nếu tự dùng bản đồ, rồi vừa đi vừa hỏi đường thì chúng ta sẽ nhớ rất lâu.
Ngay còn bé, bố mẹ Nhật đã dạy bé cách tra cứu từ điển đơn giản, trẻ sẽ sử dụng từ điển để viết đúng Hán tự hay tra nghĩa của từ. Với cách tự tìm kiếm, mày mò này thì các bé có thể học được một cách chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.
9Kiên nhẫn với trẻ
Nhiều bố mẹ thường nóng tính, khó chịu khi con cái không nghe lời và thường mắc những sai lầm mà bố mẹ đã dạy bé trước đó. Các bé sẽ luôn có rất nhiều câu hỏi đôi khi là những câu hỏi rất ngây ngô hoặc hỏi đi hỏi lại một vấn đề. Vì thế, các bậc phụ huynh có thể sẽ không có tính nhẫn nại để trả lời những câu hỏi của con. Nhưng cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con họ ở một vấn đề.
Vì theo quan niệm của người Nhật trẻ em cần nhiều thời gian để thông thạo một việc nào đó và ít nhất là 3 tháng. Chẳng hạn, khi trẻ đã nhớ được chữ "a i u e o" thì phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới có thể đọc được chúng thành thạo. Thế nên, bố mẹ luôn rất sẵn lòng và kiên nhẫn về những câu hỏi của con.
10Chú trọng chuyện cổ tích
Cũng giống như nhiều cha mẹ trên thế giới. Họ cũng sẽ giáo dục con mình qua những câu chuyện cổ tích. Bố mẹ Nhật cho rằng đây sẽ là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này. Vì trong những câu chuyện cổ tích luôn có những yếu tố thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng.
11Không quy chụp hay áp đặt trẻ
Không quy chụp hay áp đặt trẻ, đây là điều dạy con rất hay ở bố mẹ người Nhật. Họ cho rằng nếu mình áp đặt trẻ sẽ làm tâm lý bé trở nên không được thoải mái, trẻ sẽ không được tự do làm những điều mình thích và tính cách của trẻ sẽ ngày càng rụt rè.
Bố mẹ Nhật không dùng những lời lẽ tiêu cực để mắng chửi con. Thay vào đó, bố mẹ sẽ nói nhẹ nhàng với con rằng việc đó con đã làm sai và lần sau sẽ không được tái phạm. Nếu bạn sử dụng những lời chửi mắng nặng nề, chắc chắn rằng bé sẽ học theo và bé cũng sẽ bị ảnh hưởng tâm lý rất mạnh.
12Khen hành vi cụ thể của bé
Khi bé làm tốt một việc nào đó, bố mẹ Nhật sẽ không nói câu "Con tôi giỏi quá" đều này sẽ làm bé trở nên tự phụ, không cố gắng ở những việc sau này. Họ chỉ khen những hành vị cụ thể mà bé đã làm được, chẳng hạn như "Con mẹ hôm nay tự múc cơm ăn thật giỏi", "Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ",...
Vì họ quan niệm rằng, khi các bé được khen về một hành động cụ thể thì ở những lần sau, bé sẽ thực hiện tốt hơn công việc đó và bố mẹ sẽ hài lòng, khen ngợi tiếp tục. Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể.
05 Bình luận
Lý thuyết về các lớp phân tầng và sự hình thành các vì sao sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vũ trụ.
Anh Jmi
Ngày 4 tháng 12, 2017 vào lúc 3:12 chiều
Đây là một trong những kiến thức quan trọng giúp chúng ta hiểu về sự hình thành vũ trụ.
Emilly
Ngày 4 tháng 12, 2017 vào lúc 3:12 chiều
Biển đêm bốn mùa hạt giống trời được nuôi dưỡng. Cảm ơn các bạn đã chia sẻ.
Binh Lam
Ngày 4 tháng 12, 2017 vào lúc 3:12 chiều